Chuyện và Truyện tưởng chừng như là có ý nghĩa giống nhau nhưng thật ra cả hai từ này đều có ý nghĩa khác nhau và cách dùng khác nhau.
Chuyện thường là những câu chuyện không đầu không đuôi hoặc có những chi tiết không liên kết chặt chẽ với nhau. Nó thường liên quan đến người nói và người nghe như hình thức kể lại một vấn đề gì đó theo ngẫu hứng, không cần phải sắp xếp trước các tình tiết theo trật tự nhất định Ngoài ra, chuyện thiên về yếu nghe – nói và mang nghĩa bình dân, đại chúng hơn. Ví dụ: Kể chuyện, nói chuyện, buôn chuyện.
Còn truyện là một câu chuyện nhưng có mở đầu, có kết thúc, các tình tiết được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, logic và hỗ trợ cho nhau để truyền đạt được nội dung của người “kể”. Truyện thường thiên về đọc-viết và mang yếu tố hàn lâm nhiều hơn. Ví dụ: Viết truyện, đọc truyện.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt giữa Chuyện Dân gian và Truyện Dân Gian. Chuyện dân gian vốn là một câu chuyện truyền miệng, được kể từ người này qua người khác và đời này qua người khác. Nó cũng chứa đựng nhiều bài học sâu sắc tuy nhiên, chuyện gian gian lại mang yếu tố truyền miệng nhiều hơn, nó mang tính cảm hứng của người kể hơn. Tác giả đã sáng tác trong quá trình kể và nó thuộc về tập thể tác giả.
Trong khi đó, Truyện dân gian là những câu chuyện cổ tích được sưu tầm và biên soạn lại một cách hàn lâm hơn. Nó mang đậm yếu tố cá nhân của tác giả dựa trên nguyên liệu là những câu chuyện dân gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét