Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Một lần đi "săn" gái bán dâm

Một cô gái đang chờ khách ở đoạn cầu Sài Gòn (ảnh chụp lúc 10h ngày18.7.2011)

Đằng nào người ta cũng đã “đi” từ bao năm nay, thà đi công khai còn đỡ bị “tiền mất tật mang" hơn!

Tối qua thằng ta đi cầu Thị Nghè và một số nơi "nổi tiếng" khác, nhưng chắc là không phải tìm “bông” hay hái hoa gì như một số anh nam giới nhà ta vẫn hay làm khi lượn lờ quanh khu này. Thằng ta đi chẳng qua chỉ để chụp mấy bức hình minh họa. Và dĩ nhiên thằng ta phải lén lút thôi nếu không muốn mang vạ với bọn macô chăn dắt còn nhiều hơn cả gái khu ấy. Chợt nghĩ tại sao mại dâm không phải là một nghề?

Có nên xem mại dâm là một nghề hay không? Câu hỏi này đã được đặt ra từ rất lâu rồi, nhưng đặt ra rồi cứ bỏ ngỏ, và và thời gian gần đây nó lại được đặt ra để dư luận thêm một lần ồn ào tranh luận.


Ngày 15/7/2011, tại buổi báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng chống mại dâm, cai nghiện phục hồi 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011, Cục phó Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Thị Hà đã khẳng định: "Pháp luật Việt Nam không coi mại dâm là một nghề, cần tích cực phòng chống tệ nạn này và một số tờ báo cũng có hàng loạt bài viết về vấn đề này". Họ phân tích, mổ xẻ và so sánh với các nước bạn để đưa ra những lí lẽ thuyết phục nhất về việc có nên xem mại dâm là một nghề hay không.

Trong khi cơ quan chức năng không xem mại dâm là một nghề thì không ai nói ra cũng biết từ lâu sex đã là nhu cầu tất yếu của mỗi người cũng giống như ăn, ở, đi lại… mà đã là nhu cầu thì chúng ta không thể nào cấm đoán được. Chính vì vậy, từ thời Phong kiến đã có các kĩ viện, phường bát âm, ả đào... Những hình thức mại dâm cổ xưa nhất và cho dù có cấm thì nó vẫn tồn tại bất hợp pháp, không công khai thì chui rúc, trá hình.

Vậy câu hỏi đơn giản đặt ra là tại sao chúng ta không hợp thức hóa nó thành một nghề được pháp luật công nhận và bảo hộ, biết đâu khi đó mọi thứ sẽ dễ dàng hơn? Thực tế một số nước trên thế giới như Thái Lan, Đức, Hà Lan… đã hợp thức hóa và quản lí nó khá hiệu quả. Như ở Thái Lan, mại dâm được xem như một nghề, và những người hành nghề mại dâm phải có giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe và được quản lí chặt chẽ cũng như bảo vệ quyền lợi một cách hợp pháp. Họ cũng như những người khác trong xã hội không bị phân biệt và được hưởng những chế độ phúc lợi của xã hội.

Theo thằng ta, mại dâm nên được xem là một nghề. Vì:

1. Hợp thức hóa mại dâm, chúng ta được nhiều hơn là mất. Việc này sẽ khiến cơ quan chức năng dễ quản lí hơn, vì họ nếu muốn hành nghề phải có giấy phép, phải hoạt động trong những khu vực nhất định, phải khám sức khỏe định kì để đảm bảo không mắc và làmlây lan các bệnh qua đường tình dục. Còn đối với những người mua dâm thì họ cũng không cần phải lén lút, có thể công khai và chủ động hơn trong việc phòng chống các bệnh lây lan. Một số cơ sở trá hình cũng không còn tồn tại lén lút, bóc lột sức lao động của chị em phụ nữ như hiện nay nữa. Bên cạnh đó nhà nước cũng có thêm một nguồn thu nhập, ổn định trật tự

Một cô gái khác "cao cấp" hơn (ảnh chụp trước Big C Hoàng Văn Thụ)

2. Nếu công nhận mại dâm là một nghề, khi đó, họ sẽ có đóng góp không nhỏ vào nguồn thu của nhà nước bởi ai cũng biết số người làm gái bán hoa không hề nhỏ. Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì có “khoảng 30.000 người bán dâm, và hành nghề trên khoảng 100.000 có kinh doanh dịch vụ này, hoặc các cơ sở trá hình, như tiệm mát xa, gội đầu, cắt tóc, nhà tắm hay karaoke… Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ước tính con số người hành nghề mại dâm tại Việt Nam có thể dao động từ 300.000 đến 500.000 người. Đấy là một con số đáng kể” (tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội). Còn theo thống kê của Bộ Giới tính và Công bằng Gia đình của Hàn Quốc thì nghề mại dâm đóng góp khoảng 4% vào GDP của quốc gia này với số người hành nghề lên đến 900.000 ngàn người.

3. Tạm gác pháp lệnh chống mại dâm sang thì rào cản lớn nhất vẫn là thuần phong mỹ tục của nước ta. Cái nôi văn hóa từ xa xưa đã nuôi lớn và đè nặng chúng ta nên chúng ta không chấp nhận được nó. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác thì Phụ nữ hành nghề mại dâm, họ cũng lao động, cũng đổ mồ hôi sôi nước mắt để kiếm được đồng tiền (một cách chân chính) hơn những kẻ cướp giật, ăn hối lộ, buôn ma túy... Nếu bản thân mỗi người thoáng hơn, nhìn vào mặt tích cực hơn thì có lẽ nó cũng đáng được nhận như một nghề trong xã hội này.

Ba cô gái đang đứng chờ khách trên đường Hoàng Văn Thụ (ảnh chụp lúc 11h ngày 18.7.2011)

4. Bản thân người phụ nữ khi đi bán dâm cũng phải có những “kỹ năng nghề nghiệp” nhất định. Họ phải biết cách mồi chài, biết cách chiều chuộng đàn ông, và họ cũng cạnh tranh với nhau để tồn tại. Những người đẹp, có kỹ năng tình dục, có phương tiện đi lại thì giá bao giờ cũng cao hơn những người đứng đường hoặc già cả, xấu xí. Họ làm việc bằng chính sức lực của họ chứ không ăn bám gia đình, xã hội vậy cớ chi chúng ta lại lên án và không công nhận sự lao động của họ?

Một khách làng chơi đang "cò kè bớt một thêm hai"(ảnh chụp trên đường Cộng Hòa)

5. Mại dâm đã tồn tại từ rất lâu rồi, từ thời mông muội của loài người, thời mà tôn giáo làm chủ mọi suy nghĩ và hành động. Những cô gái được chọn ra làm lễ tế thần, cống nạp cho những vua chúa, quý tộc, một phần trong họ cũng được xem là mại dâm. Và cứ thế nó tồn tại qua thời trung cổ, thời hiện đại - công nghiệp hóa, thế kỷ 20 và tới bây giờ. Ngày xưa là các nữ nô lệ cống hiến, là những cô gái lầu xanh, là những người xuất hiện trong những phiên chợ, những người đứng đường. Qua bao nhiêu thời gian, nó vẫn tồn tại, phát triển cùng với xã hội. Cho nên việc chúng ta thừa nhận nó chỉ là vấn đề sớm hay muộn.

Hợp thức hóa mại dâm hay không, điều đó không quan trọng, quan trọng là chúng ta có một mô hình thật tốt để quản lí nó. Nếu mô hình cấm mại dâm từ bấy lâu nay thất bại thì tại sao chúng ta không mạnh dạn gạt bỏ nó chuyển sang mô hình quản lí mới xem mại dâm là một nghề để quản lí và phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục dễ dàng hơn? Có chăng vấn đề y ngại nhất theo thằng ta là việc quản lí mại dâm Nam - một hình thức mới đang càng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhìn chung, mại dâm Nam có nhiều vấn đề tiêu cực hơn mại dâm nữ. Bởi lẽ mại dâm nam thường đi cùng với những kẻ đồng tính, biến thái và là một mối nguy cho xã hội!

Nói cho cùng, cái quan trọng vẫn là mô hình quản lí mà chúng ta đang hướng tới. Nếu tìm được một mô hình quản lí tốt, chúng ta nên hợp thức hóa mại dâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét