ảnh internet
Khi gặp phải một vấn đề nào đó, đôi khi im lặng là cách giải quyết hay nhất vì nó không khẳng định cũng không phủ định, đồng thời nó cũng không tạo ra thêm một điều gì nữa để mọi người có thể bới móc, phê phán. Tuy nhiên, với sự im lặng Bộ Y tế và các địa phương khi dịch tay chân miệng bùng phát một cách mạnh mẽ như thế kia thì liệu nó có còn là vàng nữa hay không?
Tính đến thời điểm này căn bệnh đang hoành hành ở cả 63 tỉnh, thành phố cả nước với gần 90.000 người mắc, gần 150 em bé dưới 5 tuổi đã tử vong ở 27 tỉnh, thành phố. Vậy nguyên nhân gì khiến các tỉnh thành phố lại im lặng, không công bố dịch?
Phải chăng là sự bất lực, yếu kém trong công tác phòng và trị bệnh cũng như khống chế được dịch ngay khi nó bùng phát? Dịch bệnh hàng năm cứ trở đi trở lại, nhưng năm nào số người chết cũng cao và kinh nghiệm cứ thế mà rút ra nhưng cách khắc phục chỉ là câu trả lời trong im lặng.
Phải chăng là căn bệnh thành tích cũng đang hoành hành như dịch tay chân miệng. Công bố là chứng tỏ trình độ quản lí của mình kém, không kiểm soát được dịch. Người quản lí nào cũng khẳng định “vẫn còn kiểm soát được” trong khi con số mắc bệnh và tử vong không ngừng tăng cao. Và nực cười hơn, không ai dám dũng cảm công bố để hạn chế thương vong cho người dân tỉnh mình. Thí chốt hay trảm tướng đều là thương vong cả. Phải chăng lãnh đão các tỉnh nên học thêm bài học về “lòng dũng cảm” để dám công bố?
Là căn bệnh tự ái khi ông già Ozone – TS vật lý Nguyễn Văn Khải một thân một mình xách dung dịch Anolyte đi chữa bệnh mà không được công nhận?
Dù muốn dù không thì hậu quả của dịch tay chân miệng đều là mạng người, cho nên các vị hãy dám dũng cảm và cần dũng cảm để hạn chế tối đa hậu quả của nó.
18/11/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét