ảnh internet
Ngay từ khi xuất hiện The Voice tạo được một hiệu ứng khá tốt cho khán giả, tuy nhiên, đường trường mới biết ngựa hay, càng về sau chương trình càng nhàm chán và cả lắm chiêu trò.
Nếu ở vòng giấu mặt, khán giả say sưa nghe và theo dõi từng giọng hát đã được lựa chọn thật tuyệt vời thì càng vào vòng trong, khán giả càng “ngán ngẫm” với thí sinh, với huấn luyện viên…
Thí sinh thì hát như gào thét cư như tiêu chí cuộc thi là “ai gào to sẽ vào vòng trong”. Khán giả được những phen “đinh tai nhức óc” với những ca từ chẳng hiểu mô tê gì trong đầu. Còn các huấn luyện viên cứ liên tục khen thí sinh, liên tục khen nhau cứ như tất cả đều rất hoàn hảo, chỉ còn là những lời khen. Một lời khen ấn chứa trong mình một sức mạnh nhưng nó cũng mang trong mình một liều thuốc độc để giết chết những người nhận nó.
Gần đây nhất, The Voice xuất hiện clip “dàn dựng kết quả” của những người sản xuất. Câu trả lời dù thật hay không thì cũng khiến khả giả mệt mỏi. Mệt mỏi vì những “nghi án” của công ty Cát tiên Sa, mệt mỏi vì những chiêu trò của giới truyền thông…
Từ một xuất phát điểm rất tốt, The Voice có vẻ như đã hụt hơi và dần dần tụt lại phía sau so với một số chương trình đang hot khác. Một Xuân Lan khắt khe, khen có chê có trong Next top, một Quốc Trung nhận xét rõ ràng, tinh tế nhằm giúp đỡ thí sinh nhận ra và khắc phục những nhược điểm của mình trong Idol.
Nhiều người cho rằng: “đây là một chương trình giải trí, thích thì xem, không thích thì thôi”. Một chương trình giải trí, vâng, một chương trình giải trí nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chấp nhận tất cả những gì nhà sản xuất, ban tổ chức đưa ra. Hãy là một khán giả thông minh chứ đừng là một khán giả con rối!
Khi người ta chấp nhập tức là người ta thỏa hiệp. Khi người ta thỏa hiệp, cái xấu dễ lên ngôi. Nếu khán giả nào cũng chấp nhận tất cả những sắp đặt của nhà sản xuất, liệu chương trình có còn “trực tiếp” như chính bản thân nó, liệu cuộc chơi có còn sự công bằng? Đừng đem cái giải trí ra ngụy biện cho những chương trình, bởi con người còn có đầu óc và suy nghĩ, còn có những nhận định của riêng mình, giải trí phải cũng hướng đến một giá trị nào đó. Đằng sau tiếng cười là tình người, là nhân văn chứ không phải là những chiêu trò, những sắp đặt và cả những bất công!
Hãy trả chương trình giải trí về với chính nó, những người sản xuất là những người giới thiệu chứ đừng “dắt mũi” thí sinh, giám khảo và hàng ngàn khán giả đang xem chương trình.
10/09/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét